Tham khảo 8 mẫu nail của các mỹ nhân châu Á
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khoảng 13 giờ ngày 12.2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,3 độ vĩ bắc; 112,0 độ kinh đông, trên khu vực phía tây bắc quần đảo Trường Sa. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 8; di chuyển theo hướng tây bắc, tốc độ 5 - 10 km/giờ.Trong 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm lại theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 5 km và ít có khả năng mạnh thêm.Đến 13 giờ ngày 13.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13 độ vĩ bắc; 111,3 độ kinh đông; trên vùng biển phía tây khu vực giữa Biển Đông. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và di chuyển theo hướng tây bắc.Khoảng 13 giờ ngày 14.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 4 độ vĩ bắc; 110,5 độ kinh đông; trên vùng biển ngoài khơi từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và có hoàn lưu ảnh hưởng khá rộng vào đất liền các tỉnh Nam Trung bộ.Từ 48 - 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng bắc tây bắc và suy yếu dần.Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển ngoài khơi từ Bình Định đến Khánh Hòa có mưa rào và giông mạnh, gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động. Vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2 - 3,5 m. Từ ngày 14.2, vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định sóng biển cao 2 - 3 m. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Bộ NN-PTNT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; các bộ: Quốc phòng, Công an, TN-MT, GTVT, Công thương, TT-TT, Ngoại giao quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.Cạnh đó, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Các cơ quan thông tin đại chúng từ T.Ư đến địa phương tăng cường thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó; các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó với áp thấp nhiệt đới.Dòng người đổ về cánh đồng ở miền Tây để ăn uống, thả diều
Bao giờ VFF giải mã chiến lược của ông Troussier?
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ công bố nhà tài trợ chính và bốc thăm xếp lịch thi đấu, ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch UBND H.CHâu Đức cho biết trong những năm qua phong trào hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Những ngành học nhiều thí sinh lựa chọn
Chia sẻ khoảnh khắc tình cảm cùng chồng doanh nhân, Hà Kiều Anh bật mí sau 21 năm gắn bó, món quà to lớn nhất cô có được là 4 đứa con đáng yêu. Tổ ấm viên mãn của nàng hậu khiến nhiều bạn bè, khán giả ngưỡng mộ. Hoa hậu Việt Nam 1992 bật mí thêm mỗi lần chụp ảnh chung, mặt chồng doanh nhân có phần… hơi đơ. Song Hà Kiều Anh bày tỏ: “Nhưng không sao, vì cuộc sống đâu phải lúc nào cũng hoàn hảo. Cũng như vợ chồng không phải lúc nào cũng thuận hòa. Quan trọng là cả hai luôn nhắc nhở nhau rằng: Vì đâu ta đến, vì sao ta yêu và vì điều gì ta vẫn ở lại”. Nói về cuộc sống hôn nhân, Hà Kiều Anh thấy may mắn và hạnh phúc khi luôn có một người đồng hành trong cuộc sống. Cô chia sẻ thêm: “Dù đôi khi có những điều không thích, nhưng vì vợ, anh vẫn sẵn sàng làm. Như bức hình này, không thích chụp nhưng vẫn phải chụp thôi, vì chỉ cần em vui là được”. Trong cuộc trò chuyện với đạo diễn Khương Dừa, NSƯT Thanh Nguyệt cho biết ở tuổi U.80, vì bị bệnh về mắt nên bà không thể tham gia nghệ thuật như trước. "Tuổi này mình phải chịu thôi chứ chưa bao giờ tôi muốn bỏ nghề. Thỉnh thoảng tôi vẫn tham gia những buổi họp mặt, gặp gỡ bạn bè. Bây giờ vợ chồng tôi cứ sống qua ngày vậy thôi", nữ nghệ sĩ bày tỏ.NSƯT Thanh Nguyệt tâm sự khi ra đường, bà xúc động khi một số khán giả nhận ra. “Cũng có những khán giả nhí thương tôi lắm, ngỏ ý đến thăm tôi nữa”, nữ nghệ sĩ tự hào. Đồng thời trong cuộc trò chuyện, NSƯT Thanh Nguyệt nghẹn ngào khi nhắc đến cố nghệ sĩ Diệp Lang. Nhớ về quãng thời gian làm nghề chung, bà bộc bạch: “Anh ấy có cái hay là cứ để anh em ra diễn, rồi xem cái nào không ổn thì anh ấy sẽ góp ý thêm. Như vậy mà thành ra tôi lại thích vì diễn đã lắm”.Thanh Nguyệt là gương mặt quen thuộc của sân khấu cải lương miền Nam, cùng thời với NSND Lệ Thủy, Bo Bo Hoàng… Bà được khán giả chú ý khi góp mặt trong những vở diễn như Lôi vũ, Áo cưới trước cổng chùa… Ngoài sự nghiệp, bà khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi tổ ấm viên mãn bên chồng là nghệ sĩ Quốc Nhĩ. Rapper B Ray trình làng MV Ghệ mới - dự án đánh dấu màn kết hợp với người bạn thân là Young H. Huấn luyện viên Rap Việt 2024 chia sẻ: “Mình rất vui vì cả hai có nhiều cơ hội trò chuyện và làm việc cùng nhau. Hai anh em vẫn ăn ý và có nhiều điểm chung trong âm nhạc. Ghệ mới vẫn mang cái “quậy” của tôi và có những thông điệp rõ ràng”, B Ray bày tỏ. Ở dự án mới, B Ray không quay thông thường mà sử dụng "visualizer lyric" (hiện lời bài hát) đang thịnh hành thời gian qua. Với dạng MV này, khán giả sẽ tập trung phần lớn vào âm nhạc và ca từ. Đây cũng là cách B Ray cho thấy sự thú vị và độ cuốn rất riêng ở các bài rap của mình.2024 được xem là một năm hoạt động chăm chỉ của B Ray khi đưa 2 thành viên giành quán quân và á quân Rap Việt dù vấp phải nhiều tranh cãi. Ngay sau đó, B Ray thực hiện Rise Of The Underdogs 2, quy tụ nhiều khách mời như Double2T, Captain Boy, Rhyder, Young H… Dàn nghệ sĩ như Noo Phước Thịnh, Lương Bích Hữu, Ái Phương, Phạm Khánh Hưng, ST Sơn Thạch, Neko Lê, Tăng Phúc… để lại nhiều ấn tượng với khán giả khi góp mặt trong 2 đêm nhạc đầu tiên của năm 2025 thuộc dự án Từ đây… từ nay…Trên sân khấu, ST Sơn Thạch lựa chọn loạt ca khúc như Rơi, Thuận nước đẩy thuyền… để dành tặng khán giả. Trong khi đó, Ái Phương mang đến những nhạc phẩm quen thuộc song được làm mới về mặt hòa âm phối khí như Lỗi của yêu thương, Trót yêu, Cô đơn, Cô dâu… Về phần mình, Tăng Phúc lựa chọn những bài hát gắn liền với tên tuổi của anh như Thành phố cô đơn, Kẻ qua đường, Sau này nếu có yêu ai… Tại sân khấu, nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy tiết lộ từng có ý định gửi Đừng chờ anh nữa cho Noo Phước Thịnh. Tuy nhiên, bài hát này sau đó được Tăng Phúc chọn và trở thành bản hit triệu view. Noo Phước Thịnh chia sẻ: “Tôi tin mỗi bài hát đều có duyên với người nghệ sĩ. Mỗi lựa chọn của nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy đều có sự tính toán, đều được đo ni đóng giày cho từng giọng hát để câu chuyện của người nhạc sĩ được kể đúng ý họ nhất”.